Thi công nội thất phòng bếp, một số lưu ý gia chủ cần biết

Làm thế nào để thiết kế – thi công nội thất phòng bếp đẹp, đảm bảo tiện nghi sử dụng và không làm ảnh hưởng tới kết cấu ngôi nhà, đặc biệt là trong những nhà chung cư không gian khiêm tốn? 5 phút với bài viết này, bạn sẽ có ngay câu trả lời!

Thi công nội thất nhà bếp là điểm mạnh của An Mộc
Thi công nội thất nhà bếp là thế mạnh của An Mộc
Nơi giữ lửa của gia đình không chỉ cần đa năng mà còn phải đề cao tính thẩm mỹ
Nơi giữ lửa của gia đình không chỉ cần đa năng mà còn phải đề cao tính thẩm mỹ

Lưu ý quan trọng khi thi công nội thất phòng bếp

Phòng bếp là một không gian cực kì quan trọng trong ngôi nhà. Nó không đơn thuần chỉ là một nơi để nấu nướng. Bếp là nơi đem lại nguồn cảm hứng cho những bữa ăn ngon kết nối tình thân. Bếp là nơi để người nội trợ thể hiện cái tôi riêng của bản thân. Và cũng là nơi chứa đựng những nguồn năng lượng quan trọng cho ngôi nhà theo phong thủy. Chính vì vậy, thiết kế nội thất nhà bếp, phòng ăn cần phải đảm bảo:

– Công năng: Thiết kế bếp cần đảm bảo những công năng cơ bản như nấu nướng – lưu trữ – dọn rửa một cách tiện lợi. Một số nhà bếp sẽ được tích hợp với phòng ăn để tối ưu diện tích sử dụng.

Tính thẩm mỹ: Không gian bếp không chỉ được thiết kế thông minh, ngăn nắp với tính ứng dụng cao mà còn cần phải đảm bảo yếu tố đẹp – để mang lại tổng quan cho ngôi nhà, tạo cảm hứng cho những bữa ăn của gia đình.

Sự an toàn: Ngoài bố trí các nội thất, không gian bếp cần phải sắp xếp hệ thống điện – nước, các thiết bị nhà bếp… một cách hợp lý để đảm bảo sự tiện lợi và an toàn trong quá trình sử dụng. Đặc biệt đối với gia đình có trẻ em, những điều này cần phải được đặc biệt lưu ý.

Đặc biệt, thiết kế nội thất phòng bếp cần phải chú ý đảm bảo các yếu tố phong thủy cơ bản, cũng như theo gia chủ yêu cầu.

thi công nội thất bếp đẹp 2021

Gian bếp là nơi chứa đựng những nguồn năng lượng quan trọng cho ngôi nhà theo phong thủy
Gian bếp là nơi chứa đựng những nguồn năng lượng quan trọng cho ngôi nhà theo phong thủy

Các vật liệu sử dụng trong thi công nội thất nhà bếp

Với tính chất sử dụng liên tục, thường xuyên tiếp xúc với các nước, lửa, dầu mỡ…Các vật liệu được sử dụng trong thi công nhà bếp cũng có tính đặc trưng nhất định:

– Chống ẩm mốc

– Chịu nhiệt

– Độ bền cao

– Dễ vệ sinh

Trên thị trường hiện nay, các loại gỗ vẫn là vật liệu được ưa chuộng nhất trong thiết kế nội thất nhà bếp.

Gỗ được lựa chọn để thi công nội thất vì vật liệu này rất dễ lau dọn, dễ thi công và tinh tế
Gỗ được lựa chọn để thi công nội thất vì vật liệu này rất dễ lau dọn, dễ thi công và tinh tế

– Gỗ tự nhiên – Gỗ thiên nhiên: Sang trọng – bền chắc, chống mối mọt, ẩm mốc tốt, gỗ tự nhiên là lựa chọn của nhiều gia đình. Tuy nhiên thi công nội thất nhà bếp bằng gỗ thường rất cao chi phí và cầu kì trong lắp đặt.

– Gỗ công nghiệp: Gỗ công nghiệp cũng là lựa chọn hàng đầu cho các thiết kế bếp chung cư – nhà phố hiện nay. Giá thành vừa phải mà vẫn đảm bảo được các tính năng cần thiết cho các thiết kế nhà bếp. Loại gỗ công nghiệp thường được sử dụng trong nhà bếp là MDF lõi xanh, siêu chống ẩm. Bề mặt sơn phủ các chất liệu chống xước, chống nước như Acylic, Laminate, Melamine, Veneer, Sơn bệt…

– Gỗ nhựa: Kết hợp giữa hai loại chất liệu là gỗ và nhựa, kết cấu của gỗ nhựa khá vững chắc và linh hoạt. Đặc biệt là khả năng chống ẩm, mối mọt rất tốt. Tuy nhiên về độ cứng và chịu lực thì không tốt như các loại gỗ tự nhiên.

Ngoài gỗ, thì đá và kim loại cũng là hai chất liệu được sử dụng nhiều trong thi công nội thất nhà bếp.

– Đá tự nhiên và đá nhân tạo có tính chất bền chắc, chống thấm tốt, đặc biệt là dễ vệ sinh nên thường được sử dụng để ốp bếp. Hoa văn và màu sắc của đá cũng rất đa dạng, mang đến sự mới mẻ và sang trọng cho không gian bếp.

– Kim loại: Một số thiết kế nhà bếp sử dụng các chất liệu kim loại để làm hệ tủ, kệ bếp, bàn đảo… Kim loại có tính bền cao, chịu lực tốt nhưng lại khó vệ sinh và chi phí thi công đắt đỏ.

Tùy thuộc vào cấu trúc nhà bếp, phong cách thiết kế, cũng như nhu cầu sử dụng, kinh phí cụ thể của gia đình để lựa chọn loại vật liệu cho thi công nội thất phòng bếp phù hợp.

Thi công các hệ tủ bếp thông minh cho nội thất phòng bếp

Nội thất nhà bếp cơ bản bao gồm các vật dụng như tủ lạnh, bếp nấu, tủ bếp, kệ chén bát, giá để xoong nồi… Tất cả sẽ được sắp xếp khoa học với tam giác bếp nhằm bảo đảm sự tiện nghi, thuận lợi khi sử dụng.

Trong nội thất nhà bếp hiện đại, tủ bếp (tủ bếp trên – tủ bếp dưới) đóng vai một trò quan trọng. Ngoài công năng chính là lưu trữ tiện lợi, tủ bếp còn là nội thất trang trí thêm cho phòng bếp thêm gọn gàng, sang trọng…

1. Tủ bếp chữ L

Hệ tủ bếp này có kết cấu theo hình chữ L, là một trong những hệ tủ bếp phổ biến hiện nay. Hai cạnh vuông vức, sát tường. Tủ chữ L có tính ứng dụng cao trong không gian nhỏ hoặc tận dụng vùng diện tích bị khuất…

Bên cạnh đó với thiết kế tủ bếp chữ L gia chủ có thêm không gian tách bạch cho khu vực nấu nướng, đặt tủ lạnh, đặt lavabo rửa chén bát. Nhằm tối đa hóa công năng sử dụng của gian bếp.

Với hệ tủ bếp chữ L gia củ có thể làm option có lò nướng và máy hút mùi
Với hệ tủ bếp chữ L gia củ có thể làm option có lò nướng và máy hút mùi
Hoặc không gian rộng rãi hơn thì có thể thi công thêm máy rửa chén, tủ lạnh cỡ lớn và một chiếc bàn ăn ngay tại gian bếp
Hoặc không gian rộng rãi hơn thì có thể thi công thêm máy rửa chén, tủ lạnh cỡ lớn và một chiếc bàn ăn ngay tại gian bếp
Còn nếu gian bếp nhỏ hơn bạn có thể lựa chọn những đồ dùng nhỏ như lò vi sóng, lavabo cỡ nhỏ để tối ưu không gian
Còn nếu gian bếp nhỏ hơn bạn có thể lựa chọn những đồ dùng nhỏ như lò vi sóng, lavabo cỡ nhỏ để tối ưu không gian

2. Tủ bếp chữ U

Tủ có 3 cạnh, tạo thành hình chữ U vuông vức. Hệ tủ này sở hữu không gian lưu trữ, có thể ứng dụng trong nhiều không gian khác nhau. Thế mạnh của tủ bếp chữ U đó là chủ nhà có thể dễ dàng bố trí ba khu vực quan trọng: khu lưu trữ (tủ lạnh) – khu nấu ăn (bếp nấu) – khu dọn dẹp (bồn rửa) vô cùng dễ dàng.

Với hệ tủ bếp chữ U gia chủ sẽ dễ dàng bố trí công năng phù hợp cho gian bếp của gia đình mình
Với hệ tủ bếp chữ U gia chủ sẽ dễ dàng bố trí công năng phù hợp cho gian bếp của gia đình mình
Hoặc pha trộn thêm một chút tinh tế để tạo phong cách riêng biệt cho ngôi nhà
Hoặc pha trộn thêm một chút tinh tế để tạo nên “xứ sở” riêng biệt cho ngôi nhà

3. Tủ bếp chữ I

Tủ bếp chữ I có thiết kế khá đơn giản và gọn gàng trên một đường thẳng. Tủ trên, bếp dưới đối xứng với nhau. Hệ tủ này đặc biệt thích hợp cho những bếp chung cư diện tích khiêm tốn.

Hệ tủ bếp chữ I phù hợp với những căn hộ chung cư có diện tích vừa và nhỏ
Hệ tủ bếp chữ I phù hợp với những căn hộ chung cư có diện tích vừa và nhỏ
Đối với tủ bếp chữ I thì gia chủ nên lựa chọn các dạng bếp điện từ, bếp hồng ngoại thì sẽ rất gọn gàng
Đối với tủ bếp chữ I thì gia chủ nên lựa chọn các dạng bếp điện từ, bếp hồng ngoại thì sẽ rất gọn gàng

4. Tủ bếp kết hợp bàn đảo hoặc quầy bar

Bàn đảo, quầy bar có thể kết hợp với tủ bếp tạo thành một không gian tiện nghi, sang trọng và đầy cảm hứng. Bàn đảo có thể là nơi những người phụ nữ soạn bị đồ ăn, thực phẩm. Hoặc cũng có thể được biến hoá thành một phòng ăn ấm cúng cho gia đình. Quầy bar bé xinh cũng là một không gian để “Chill” đầy thư giãn…

Hoặc sẽ vô cùng tiện lợi nếu nhà bạn có một bữa ăn tối với bạn bè, người thân thì bàn đảo hoặc quầy bar sẽ rất cần thiết trong quá trình bạn chuẩn bị nhiều món ăn.

Bàn đảo nhìn sang chảnh như thế này thì thực sự chính là điểm nhấn hoàn hảo cho phòng bếp của nhà bạn
Bàn đảo nhìn sang chảnh như thế này thì thực sự chính là điểm nhấn hoàn hảo cho phòng bếp của nhà bạn
Một chiếc quầy bar đơn giản để hai người cùng ngồi nhâm nhi tách cafe buổi sáng thì sao nhỉ
Một chiếc quầy bar đơn giản để hai người cùng ngồi nhâm nhi tách cafe buổi sáng thì sao nhỉ
Với không gian bếp rộng thì gia chủ nên cân nhắc để xây bàn đảo. Không chỉ vì công năng, mà bàn đảo còn là một điểm nhấn tinh tế thể hiện đẳng cấp của gia chủ.
Với không gian bếp rộng thì gia chủ nên cân nhắc để xây bàn đảo. Không chỉ vì công năng, mà bàn đảo còn là một điểm nhấn tinh tế thể hiện đẳng cấp của gia chủ.

An Mộc – thiết kế thi công nội thất phòng bếp uy tín

Khi thi công nội thất phòng bếp, ngoài đảm bảo lắp đặt chính xác, chất lượng sản phẩm tốt thì việc đảm bảo không ảnh hưởng tới kết cấu nhà là điều cực kì quan trọng. Một số gia đình có hệ thống điện – nước được bố trí phức tạp. Nếu không phải là thợ có chuyên môn, tay nghề cao sẽ rất dễ phá hỏng hệ thống điện nước gia đình… An Mộc tự hào sở hữu những chuyên viên kỹ thuật tinh anh, tay nghề cao để đảm bảo việc thi công an toàn, thuận lợi.

Sản phẩm của An Mộc được thiết kế và sản xuất tại xưởng, nhờ đó tối ưu chi phí cho khách hàng với chất lượng tốt nhất. Sản phẩm hoàn thiện chính xác lên đến 95% sử dụng với độ bền cao, trên 20 năm…

Để giúp khách hàng sở hữu một thiết kế tủ bếp riêng, phù hợp với không gian bếp và phong cách nội thất của bếp. An Mộc sẽ tư vấn chuyên sâu để lựa chọn vật liệu và kiểu dáng tủ thích hợp. Bên cạnh đó, với chất lượng hàng đầu các thiết kế tủ bếp của An Mộc luôn được thiết kế với độ chính xác cao với kết cấu vách tủ chắc chắn, độ của thùng tủ, hậu tủ…vững chắc, bền lâu.

Mẫu tủ bếp chữ L làm từ gỗ công nghiệp phủ lớp Melamin
Mẫu tủ bếp chữ L làm từ gỗ công nghiệp phủ lớp Melamin
Không gian bếp dành cho căn hộ nhỏ
Không gian bếp dành cho căn hộ nhỏ

Báo giá thi công tủ bếp tham khảo tại An Mộc.

Quy trình thiết kế và thi công nội thất phòng bếp, phòng ăn chung cư An Mộc chi tiết theo các giai đoạn như sau:

1. Quy trình thiết kế nội thất phòng bếp

1. Tiếp nhận thông tin: Gặp gỡ và tiếp nhận mong muốn, yêu cầu của khách hàng thật chi tiết. 2. Khảo sát hiện trạng: Khảo sát tình trạng ngôi nhà để nắm bắt lên ý tưởng phác thảo bản vẽ đúng với thực tế. 3. Ký hợp đồng thiết kế: Kí hợp đồng để triển khai thiết kế cho khách hàng. 4. Thiết kế bản vẽ 3D và chỉnh sửa (nếu có): Dựa theo mong muốn và kn trúc thực tế của căn hộ, đội ngũ thiết kế của An Mộc cho làm bản vẽ 3D dựa trên nhu cầu mong muốn của khách hàng. 5. Bàn giao bản vẽ chi tiết 2D: Sau khi đã hoàn thành bản vẽ 3D thì chúng tôi sẽ triển khai làm bản vẽ 2D và hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

quy-trinh-thiet-ke-noi-that-an-moc
Quy trình thiết kế nội thất phòng bếp chuẩn quốc tế

2. Quy trình thi công nội thất phòng bếp

1. Ký hợp đồng: Ký hợp đồng và chọn mã ván. Đồng thời Quý khách hàng cọc 40% giá trị hợp đồng. 2. Phân tích bản vẽ: Phân tích bản vẽ và giao việc cho từng bộ phận trong xưởng. 3. Sản xuất sản phẩm: Các bộ phận kết hợp với nhau làm việc, trao đổi ý tưởng cùng khách hàng. 4. Vận chuyển hàng: MIỄN PHÍ vận chuyển cho khách hàng trong khu vực TP.HCM. 5. Thi công: Thợ sẽ đến tận nơi lắp đặt tận nơi & sẽ có người giám sát quá trình làm việc của thợ để đảm bảo chất lượng sản phẩm. 6. Nghiệm thu bàn giao: Tiến hành đo đạc, kiểm tra chất lượng sản phẩm lần cuối để đảm bảo tiêu chuẩn trước khi bàn giao cho khách hàng.

quy-trinh-thi-cong-noi-that

Bạn đã sẵn sàng để sở hữu căn bếp trong mơ? Bạn đã sẵn sàng cho những bữa cơm ngon, ăm ắp tình thân? Hãy liên hệ ngay với An Mộc để được tư vấn chi tiết về thi công, thiết kế nội thất nhé!

Công ty thiết kế & thi công nội thất An Mộc

  • MST: 0316509604
  • Địa chỉ: 224/139/14 Đường Số 8, Phường Bình Hưng Hòa, Quân Bình Tân, TP.HCM
  • Email: [email protected]
  • Website: https://noithatanmoc.vn/
  • Hotline: 0889.376.379