Bài này Thiết Kế NTX sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Cách dạy chim nói hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé
Một con chim biết nói, chẳng hạn như con Nhồng, dù trống hay mái, nếu được bắt nuôi từ lúc còn nhỏ (dưới tháng tuổi và là nuôi riêng một lồng cho đến lúc khôn lớn thì dù mau hay chậm nó cũng biết nhại theo tiếng người mà nói.
Khoảng từ tháng tuổi thứ năm trở đi, chim bắt đầu siêng kêu, có khi huýt gió, tháng kế tiếp thì nói gió. Có khi nó bắt chước giọng chim hót, có khi kêu toáng lên một hơi năm bảy tiếng như giọng chim Bồ Chao, hoặc bắt chước tiếng chắt lưỡi của thằn lằn…
Qua tháng tuổi thứ bảy, thứ tám, chim bắt đầu nói những câu nho nhỏ trong cổ họng với giọng khàn khàn kho nghe. Tuy câu nói có sắc nét, giống với lối phát âm của người, nhưng đó là cách nói bi bò của trẻ con trước thời kỳ học nói, cho nên không có một nghĩa lý gì cả.
Đó là thời kỳ con chim sắp sửa biết nói, đúng ra là nó sắp phát triển được khả năng huyền diệu nhái được giọng nói của người.
Với nhà chuyên môn thì đây là thời kỳ họ cách ly con chim đó để đem nuôi riêng vào một nơi thực sự yên tĩnh (hoặc một căn phòng đặc biệt dành làm nơi dạy nói cho chim sau này) không có một tiếng động nhỏ bên ngoài dội vào. Nhưng, nếu cứ để cho chim sống yên vị nơi môi trường cũ, nơi lúc nào cũng có “ông đi qua bà đi lại”, nơi có tivi con kéo đến đùa nghịch, chọc phá, nơi có hàng chục hàng trăm tiếng động ồn ào dội về… thì con chim đến thời kỳ học nói, nó vẫn nói được. Nhưng ffó là nó bắt chước theo giọng cua người ngoài, như tiếng rao hàng, câu nói tục tằn hoặc chửi thề bậy bạ của trẻ con… Đó là những câu mà chắc chắn chủ nuôi không hài lòng một chút nào cả.
Theo tâm lý chung, chủ nuôi lúc nào cũng muốn dạy cho con chim quí của mình biết nói những câu có tính nhã nhặn, lễ phép, như cách dạy dỗ con cái trong nhà để chúng trở nên trẻ có giáo dục, được người ngoài khen tặng.
Bản tính của chim:
Nuôi một giống chim nào, việc đầu tiên là ta phái tìm hiểu rõ bản tính đặc biệt của nó ra sao. Nếu không nắm vừng được điều này thì ta sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong việc nuôi dưỡng nó. Và như thế, có nghĩa là ta đã nắm phần thất bại.
Chẳng hạn như giống Yến Phụng (Melopsittacus Undulatus) chúng thích sống có bầy đàn, càng đông càng tốt. Nếu nuôi riêng lẻ thì chim tỏ ra buồn bực, và nhiều con tự nhiên lăn đùng ra chết mà nguyên nhân, mãi sau này các nhà chuyên môn mới khám phá ra được là do… bệnh buồn mà chết!
Chính vì vậy, nêu chỉ nuôi riêng mỗi con một lồng, chủ nuôi phải treo một cái gương nhỏ ở vách lồng để chim soi vào tưởng là bè bạn cho khỏi cô quạnh. Nuôi theo cách này thì tuổi thọ của Yến Phụng mới tăng thêm lên.
Nói về bản tính chim thì kinh nghiệm cho chúng ta thấy, có những giống rất dễ tính, nuôi nấng cách nào cũng được, như lồng rộng hay hẹp, dời chỗ nuôi nơi này mai nơi khác… cũng không gây cho chim một trở ngại nào. Nhưng, cũng có những chim rất trái tính trái nết, nếu lờ gây phiền hà, hoặc làm phật ý chúng một chút cũng không xong! Mà khổ nỗi, hầu hết giống chim nuôi lồng đều khó tính như vậy cả!
Điều này sở dĩ có là do tất cả các giống chim trên đời này đều rất thông minh. Chúng tuy nhỏ nhưng lại có đủ khả năng biết được tình cảm cũng như mọi cử chỉ của ta dành cho nó. Chúng có thể phân biệt được ai là chủ nuôi, ai là người lạ, do chủ nuôi thường lui tới cho ăn uống và vuốt ve nựng nịu chúng. Chúng cũng có thể dễ dàng nhận ra được ngay môi trường sống cũ và mới, phát hiện được ngay cái ổ mới thay vào chỗ cái ổ cũ…
Nếu gặp chim dễ tính thì chúng dễ dàng chấp nhận hiện trạng, nhưng với những chim khó tính khó nết thì chúng phản ứng ra mặt, và phản ứng đến kỳ cùng…
Quý vị nào nuôi chim Yến Phụng, Yến hót, Bồ câu…đều biết rõ điều này. Riêng với chim biết nói, có điều may là giống này đều dễ tính nên dễ nuôi cả. Một phần là do chúng được nuôi từ nhỏ, nên mới thuần thuộc.
Sự thông minh của giống chim nói tuyệt diệu ở chỗ là chúng có khả năng nghe, nhớ và nhái được giọng nói cua người một cách rõ ràng, đến nỗi ai được nghe cũng phải tấm tắc khen và cảm phục. Nó có thể nhái được giống hệt giọng của trẻ con, của một ông già hay bà già nào đó một cách tài tình.
Nói đến tính bắt chước giỏi thì các giống chim hót như Họa Mi, Chích Chòe, Khướu, Sơn Ca… đều có cả. Nhưng bắt chước nói y giọng nói của người chỉ có những giống chim chúng tôi sắp đề cập đến sau đây mà thôi.
Các giống chim hót cũng có khả năng bắt chước được những âm thanh hay, lạ xảy ra trong môi trường sống của chúng. Như con Chích Chòe Lửa ở tận rừng sâu núi cao thì ngoài giọng hót đặc thù cua nó còn mang dư âm của mưa rừng gió núi, rồi tiếng thác đổ, tiếng suối reo… Như con chim Họa Mi nuôi lâu ngày trong nhà thì giọng hót của nó cũng lẫn lộn gà cục tác, tiếng chó kêu ăng ẳng, hoặc tiếng meo meo của mèo…Con Chích Chòe Than mà nuôi cạnh Họa Mi hay chim Khướu thì giọng của nó cũng pha trộn giọng các giống chim này.
Thế nhưng, trình độ thông minh của các giống chim hót vừa kể chỉ có hạn định, cho phép chúng biết bắt chước được những âm thanh lạ xảy ra chung quanh môi trường sống của chúng mà thôi, chứ nhái được tiếng người thì ngoài Nhông, Sáo, Cưỡng, Két thì không còn giống chim nào có đủ khả năng để nói cả, dù là chỉ nói trọ trẹ tiếng được, tiếng mất.
Trong một sổ sách của nước ngoài, người ta có nói đến giống Yến Phụng cũng có khả năng nhái được tiếng người, nhưng theo chúng tôi có lẽ đó là sự suy đoán, vì không thấy họ đưa ra một chứng cứ hoặc một xuất xứ nào cả.
Năng khiếu của chim:
Tuổi đời con chim càng lớn thì nó càng khôn, năng khiếu được nảy nở phát triển nhiều hơn.
Khỏng một tháng rưỡi tuổi là chim bắt đầu học hót và đó là thời điểm khả năng bắt chước của nó phát triển mạnh. Mỗi giống chim đều có một giọng hót đặc thù riêng, nhưng nó cũng phải vay mượn những âm thanh khác lạ khác xảy ra chung quanh để tạo thêm vốn liếng cho giọng hót của mình được phong phú hơn, khởi sắc thêm.
Những loại âm thanh nào to, rõ, và có tính lặp di lặp lại nhiều lần thường in đậm vào trí nhớ của chim, khiến nó nhớ mãi có khi đôi ba năm, sau đó mới quên dần.
Với chim biết nói, thường thì năm đầu và nàm thứ hai chúng tiếp thu bài học rất nhanh. Nếu người chủ biêt phương pháp tập luyện thì gần như dạy câu nào chim học thuộc được câu nấy. Qua năm thứ ba chim học thêm được một số ít câu mới. Và, những năm kế tiếp thì nó quen dần những câu cũ.
Trong thời gian học nói tiếng người, tất nhiên chim biết nói cũng thừa khả năng “chộp” được rất nhanh những âm thanh khác mà người chủ không hề dạy cho nó: đó là tiếng rao hàng, tiếng chó sủa, gà mái cục tác, tiếng khóc ré của trẻ con, tiếng cười dòn của người lớn… Muốn cho con chim quí không phát âm ra những câu, những tiếng đó thì tốt hơn ta nên nuôi cách ly nó với xã hội bên ngoài!
Điều mà ai cũng biết là chim cũng có con khôn con dại, chứ không phải con nào cũng khôn ngoan như con nào! Bằng chứng là có con bốn năm tháng tuổi đã bắt đầu ọ ẹ rồi kế đó là huýt sáo luôn mồm, nhưng có con nuôi đến bảy tám tháng tuổi vẫn chẳng khác nào con chim bổi, ngoài sự dạn dĩ ra nó không biết thi thố một chút tài mọn nào!
Tất nhiên, những con chim đó nên loại hẳn ra, vì nếu như đi vào tập luyện thì nó cũng như anh học trò tối dạ, học mười nhớ được một, thật uống công… sách đèn!
Ta nên chọn nuôi những chim “mau mồm mau miệng”, đấu hót lanh chanh cả ngày. Những chim này “sáng dạ” học mau thuộc bài, lại nhớ dai.
Thế nào gọi là nói gió?
Chim biết nói, khi mới ba bốn tháng tuổi, thỉnh thoảng mới mở miệng kêu một vài tiếng nho nhỏ, đó là kêu giọng rừng. Sống tự nhiên ở ngoài trời chúng cũng kêu như vậy. Nhưng khoảng từ tháng thứ năm trở đi, chúng đấu hót nhiều hơn.
Trong dân gian có câu thành ngữ: “Hót như Sáo, nói như Cưỡng” là ám chỉ đến cái giai đoạn giống chim con mới lớn này bắt đầu “nói” oang nhà vỡ cửa!
Trước tiên, chúng kêu trọ trẹ trong cổ họng với giọng khàn khàn. Thời gian kế tiếp, giọng chúng trở nên to hơn, và sau cũng la hét tướng lên từng tiếng, hoặc vài tiếng một. Người nào mới nghe chim biết nói “bể giọng” lần đầy tất phải ngạc nhiên, vì trông con chim bé thế mà giọng nó lại to đến như thế!
Ngoài những tiếng hét như giọng “la làng” của Bồ Chao, hay tiếng “chắt lưỡ” của thằn lằn, tiếng túc con của gà mẹ… chim còn biết huýt gió từng tiếng một, hay vài ba tiếng, vừa thanh vừa to chứ không nguyên câu hoặc bài ban gì…
Thời kỳ sau cùng, ngoài Nhồng, Két ra, Sáo và Cưỡng còn biết biến điệu một trò ngoạn mục là xù to bộ lông trên đầu đến mình, phần đuôi thì xòe rộng ra, còn chiếc đầu thì gục lên gục xuống năm hay lần như ra vẻ chào hỏi khi có người lại gần. Mà có lẽ nó chào hỏi thật, có khi gật đầu lia lịa như vậy, cổ họng chim cũng phát ra từng tiếng khàn khàn, y như người ta nói lí nhí trong cỏ họng vậy.
Con chim mà biết trổ tài huýt gió, biết hót lên rõ tiếng, lại biết gục đầu lia lịa chào hỏi nhự vậy thường cũng bảy tháng tám tháng tuổi, có khi trễ hơn. Nhưng, hiện tượng đó cho ta biết là con chim đã bắt đấu vào thời kỳ… học nói. Chỉ cần một thời gian ngắn nửa, vài ba tháng là nhiều, chim bắt đầu nói được những câu ngắn mà chủ nuôi dạy cho nó, hoặc nó nghe được giọng của người khác mà bắt chước.
Nhiều vị mới nuôi chim nói lần đầu, chưa biết rõ qui luật phát triển này của chim, nên cứ tưởng là còn lâu lắm con chim quí của mình mới biết nói nên không lo chuẩn bị tập luyện. Đến chừng nghe tiếng chim nói tục, hoặc chửi thề om tỏi lên thì mới biết là đã muộn, vì nó đã học lỏm được những câu nói tục tằn của bọn trẻ bên ngoài! Khó nỗi, con chim khi đã “thuộc bài” thì lại nhớ rất dai, và lại siêng năng lập đi lập lại khiến người nuôi không còn gì xấu hổ bằng…
Được cái may là người ngoài khi nghe chim “chửi thề” hay nói tục ai cũng tỏ ra vô tâm cười xuê xòa, và biết là do trẻ con ngoài đường dạy bậy chứ không ai tin chủ nuôi lại dạy cho chim những câu gàn dở như vậy!
Cách tập luyện:
Nếu muốn tập cho con chim biết nói và chi nói những câu do mình tự dạy cho nói thì chỉ có cách là nuôi cách ly nó ra một nơi thật sự yên tĩnh. Nếu không, ta cũng nên treo lồng hay đem chuồng vào trong nhà, và cảnh giác người nhà không được dạy cho chim nói những câu “ngoài chương trình” mà mình đã định sẵn.
Tất nhiên, gặp trường hợp nhà ít người, lại là người lớn thì ý muốn trên rất dễ thực hiện. Ngược lại, nếu nhà đông người, lại có trẻ con, nhất là trẻ con “rắn mắt” thì… ta sẽ gặp cánh trớ trêu “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” ngay!
Theo nhà Điểu học David Alderton, tác giả cuốn sách Vous Et Vos Oiseaux de Cage Et De Volière và nhiều Nghệ nhân chuyên nghiệp khác thì ta phải lập cho chim một nơi để dạy riêng biệt. Có thể gọi đó là Phòng Học.
Phòng học:
Phòng học cần phải được giữ sự yên lặng tuyệt đối, khòng để một tiếng động nào lọt vào, kể cả tiếng chuông điện thoại hoặc chuông cửa. Có như vậy, chim mới tập trung nghĩ vào việc học.
Phòng phải hơi tối vì với ánh sáng nhá nhem, con chim dễ tập trung ý nghĩ vào việc học hơn. Như vậy, ban ngày ta chỉ cần đóng bớt cửaa là được. Nếu dạy vào ban đêm thì nên dùng đèn điện với cường độ ánh sáng vừa phải. Tuyệt đối không nên dùng đèn dầu, vì sẽ hắt bóng vào tường khiến chim sợ hãi hoặc cứ nhìn vào bóng chập chờn trên vách mà “lo ra”, không tập trung ý nghĩ vào việc học.
Giờ học:
Mỗi ngày ta có thể chia ra nhiều buổi học cho chim. Sự qui định này phải căn cứ vào thì giờ rỗi rãnh của mình nhiều ít ra sao. Có thể chia ra hai buổi sáng và chiều. Nhưng thời gian dạy của mỗi buôi không nên kéo dài quá năm phút. Không nên dạy nói buổi tối, vì tối nên cho chim ngủ sớm.
Cách dạy:
Khi bước vào phòng, thì người dạy chim phải đứng sát cạnh lồng, hay chuồng. Tay vịn vào đó càng tốt và mở đầu tiết dạy (5 phút) ngay.
- – Dạy một tiếng hay một câu nào thì chỉ lặp đi lặp lại tiếng hay câu đó thôi.
- – Ta cứ phát âm thật to, thật rõ và thật chậm như cách nói chuyện bình thường. Nên nhớ là giọng nói của ta lên xuống, trầm bổng thì con chim sau này cũng bắt chước phát âm y như vậy. Khả năng của chúng còn bắt chước đúng giọng của người dạy, dù đó là đàn ông, đàn bà hoặc bé trái, bé gái. Ta chỉ cần nghe giọng của chúng là nhận ra được đúng giọng của mình ngay.
- – Tháng đầu ta nên dạy cho chim những câu thật ngắn chừng hai chữ là vừa, như vậy chim mới dễ nhớ. Câu ta dạy không dễ gì chim đủ khôn ngoan để nhái lại ngay. Nó có thể tỏ ra lơ láo hoặc tệ hơn cứ gào lên những câu giọng rừng mà nó biết. Thế nhưng, những câu lặp đi lặp lại rõ ràng và sắc nét của ta sẽ thâm nhập và trí nhớ của chim…Sự thâm nhập đó tất nhiên là rất chậm. Chẳng hạn chỉ một câu “Chào khách” đơn giản mà ta phải dạy cả tuần, lặp đi lặp lại hàng mấy trăm lần con chim mới thuộc và nói ra. Tuy nhiên, có nhiều con chim khôn, nó không làm ông thầy phải thất vọng suốt một thời gian dài đến như thế. Vì có nhiều câu chỉ cần dạy hôm trước, hôm sau chim đã bắt chước được ngay. Chỉ câu nào chim học thuộc làu thì ta mới dạy sang câu khác. Chim học thuộc làu có nghĩa là ngày nó cứ lặp đi lặp lại một cách nhuần nhuyễn câu nó đã học.
- – Khi thấy chim học hành tiến bộ, học những câu ngắn không mấy khó khăn thì ta dạy cho nó những câu dài hơn. Kinh nghiệm cho thấy những câu có vần như thơ, chim dễ nhớ hơn.
- – Xin lưu ý là ngày nào quí vị muốn dạy câu mới thì khi bước vào phòng cũng nên nhắc lại câu học trước đây một vài lần cho chim lặp lại.
- – Thỉnh thoảng một vài tuần, ta cũng nên dành ra một buổi để nhắc đi nhắc lại những câu cũ mà chim đã thuộc. Khi bài đã nằm lòng thì chỉ cần thầy dạy nói ra là chim nhái lại ngay. Tất nhiên, dù lặp đi lặp lại bài học cũ, ta cũng nên giữ đúng cách phát âm từ trước của mình, tuyết đối không được nói giọng to hơn, hoặc nhỏ hơn, mau hơn hoặc chậm hơn.
- – Điều cần nhớ là không được sửa đổi câu đã dạy, vì một khi câu đó con chim đã nhập tâm thì nó cứ thế mà nói rõ ra. Vì vậy, khi dạy câu gì, tốt hơn ta nên viết thẳng ra giấy. Bằng chứng cho thấy con chim đã nói một câu tục tĩu thì cả đời nó cứ nói mãi câu đó, ta không còn cách nào giúp nó sửa đổi hay đi được.
- – Với những con chim tối dạ, ta cũng nên chịu khó kiên nhẫn trong công việc tập luyện của mình, chứ không nên bực mình mà gây cho chim sự sợ hãi.
- – Việc dạy chim không nhất thiết chỉ một người, mà nhiều người cũng được. Nhưng, nên để cho người này dạy câu này cho chim thật thuộc, mới để cho người khác vào dạy câu khác. Nói cách khác, mỗi tiết dạy chỉ một người “đứng lớp” mà thôi.
- – Các buổi dạy cần được tiếp diễn liên tục, và tốt hơn là vào giờ nhất định nào đó trong ngày. Nếu dạy một vài kỳ rồi lại nghỉ một vài tháng thì chim dễ quên bài học cũ, và sinh tính lưỡi biếng.
- – Sau buổi dạy, có thể dùng chim nói bậc thầy treo chung để các chim học nói lẫn nhau. Những chim bậc thầy được học hỏi qua nhiều nên khi mở miệng chỉ nói giọng người, lại là giọng lịch sự, chứ ít khi huýt gió hoặc nói những câu giọng rừng vô nghĩa…
Tâm lý người dạy:
Sự thông minh của giống chim biết nói dù sao cũng có mức hạn chế nhất định. Mỗi con chim nhớ và nói giỏi lắm cũng chi được mươi lăm câu là nhiều. Và bất cứ người nào nuôi chim cũng đặt kỳ vọng vào nó như vậy là đủ mừng rồi! Vì vậy, người dạy chim không nên quá nôn nóng mà phải tập cho mình tính kiên nhẫn tối đa. Chỉ một câu ngắn độ vài từ mà phải lặp đi lặp lại cùng một cách phát âm mẫu mực đến hàng chục, hàng trăm lần, thì chắc chắn nếu không yêu… “nghề” thì ai cũng bực. Thế nhưng, công việc tập luyện này phái “có công mài sắt có ngày nên kim” thôi, chứ không thể nào gấp gáp được. Vì vậy, từ trước đến nay, chỉ có chủ nuôi do yêu nghề, do quí con chim, nên mới đích thân ra lo việc tập luyện cho chim nói mà thôi.
Thật ra thì bất cứ người nào cũng có khả năng dạy chim nói được, dù đó là đàn bà, trẻ con; dù đó là người có trình độ học vấn rất thấp hoặc không biết chữ nghĩa cũng được. Chỉ cần một điều là người dạy phải biết kỹ thuật dạy, hoặc phương pháp dạy, như những điều chúng tôi trình bày ở trên.
Cách nuôi và dạy chim nói của người mình:
Cách nuôi chim nói của người mình từ trước đến nay thường nằm trong phạm vi nhỏ hẹp gia đình, ai thích thì nuôi một vài con để dạy chúng nói cho vui, chứ ít ai có ý nghĩ nuôi để bán lại cho người khác. Gần dây, đà có một số nghệ nhân bắt tay vào việc nuôi Nhồng và Két với số lượng nhiều để kinh doanh. Tất nhiên phương pháp nuôi của họ có tính mới mẻ và khoa học hơn: họ nuôi bằng hãng cassette, phối hợp với phương pháp tự tập luyện bình thường, và cũng khá thành công.
Theo chúng tôi, chim cảnh biết nói là mặt hàng mới lạ và được nhiều người ưa thích, nhất là người nước ngoài. Vậy ta nên tập cho chim biết nói được nhiều thứ tiếng, như Anh, Pháp, Hoa, Nhật, Việt chẳng hạn. dù chim chỉ nói được tiếng mồi nước chừng vài câu mà thôi, chắc chắn những con chim đó sẽ không bị ế ẩm. Thử hỏi bỏ ra năm hay trăm ngàn, hay vài ba triệu hơn để mua một con chim khôn ngoan như vậy, đâu phải là cái giá quá cao mà sợ ít người với tới? Nhất là những câu nói dí dỏm của con chim quí lại hợp với ý thích của mình…
Phần đông người mình nuôi chim biết nói, không ai chịu khó tập luyện đúng phương pháp. Không phải là họ không biết cách dạy, mà vì do thì giờ rỗi rảnh không nhiều, tất nhiên là còn nhiều lý do khác.
Trong thời kỳ chim bắt đầu học nói thì người nào cũng cố tập cho chim nói một vài câu chào hỏi cho lịch sự, như: “Chào khách ạ!” Hoặc “Má ơi có khách!”, hay tập cho chim gọi tên một số người nào đó trong nhà (thường là tên con cái…). Sau đó thì họ buông lỏng cho con chim học nói bậy bạ từ… những kẻ qua lại ngoài đường!
Từ đó mới có chuyện nhiều con chim cả ngày cứ réo to lên các câu rao hàng: “Bánh bò bánh tiêu đây!” – “Bánh giò bánh dầy đây!”, hoặc “Ve chai” hay “đậu hũ đây!”… do những người mua bán hàng rong này đi ngang cửa rao to lên, nên chim nghe mà bắt chước nói lại.
Và từ đó cũng nảy sinh ra nhiều mẫu chuyện buồn cười là một ngày nào đó có một người bán bánh giò xa lạ nào đi qua, ông ta vừa cất tiếng rao đã nghe có tiếng “người” nhái lại. Người bán bánh cứ tưởng là có người nào đó gọi mình để mua hàng nên dừng xe lại với lòng mừng thầm… Nhưng khi biết được đó là giọng con chim biết nói tinh quái thì… tránh sao khỏi vừa bực vừa buồn cười?…
Những con chim cảnh mà để người ngoài “dạy một cách vô tình như vậy, không ít thì nhiều nó sẽ nói những câu không vừa ý chủ. Chẳng hạn những câu nói bậy bạ, hoặc câu chửi thế mà đám trẻ con vô ý hay cố tình dạy cho nó… Khổ nỗi tập con chim nói câu mới thì dễ, nhưng không ai có cách gì bắt nó quên câu cũ được! May chi chỉ có thời gian, nhưng chờ đến lúc đó thì mình… đã điếc con ráy rồi!
Người phương Tây do nhà cửa họ ở cách biệt nhau, nên nuôi chim biết nói không sợ ai dạy nói những câu bậy bạ. Ở phương tây cũng không có cảnh người bán hàng rong, không có ai rao hàng ỏm tỏi ngoài phố nên con chim được chủ nuôi dạy gì nói nấy. Họ thường dạy cho chim (thường nuôi Két và Nhồng) thuộc tên riêng cùa nó (do chủ đặt), hoặc gọi tên người chủ (hay tên một thành viên nào đó trong gia đình), rồi địa chỉ nói tóm tắt như phố gì, tỉnh gì?…), có người còn dạy cho chim nói sổ điện thoại của nhà mình.
Sở dĩ họ dạy chim nói những điều đó là phòng khi sợ chim bị sống chuồng để trình với đồn cánh sát hoặc đăng báo mà chuộc lại. Tất nhiên, họ cũng dạy cho chim những câu chào hỏi thông thường như người mình đã dạy…
Kết luận
Tóm lại, muốn nuôi các giống chim Nhồng, Sáo, Quạ, Két, Cưỡng biết nói được tiếng người thì ta phải nuôi chúng từ nhỏ, lúc cánh còn lông ống. Nuôi loại chim non này thì vất vả trong biệc cho ăn và ủ ấm, nhưng cực khô cũng chỉ độ vài ba tuần là nhiều vì hơn tháng tuổi chim non đã biết tự ăn uống.
Trong thời gian thuần dưỡng cho đến lúc tập nói ta phải thường xuyên tìm dịp sống gần gũi với chim aể chim dạn người, gặp người là không né tránh bay nhảy… Ta cũng phải chăm sóc cho chim chu đáo từ khâu ăn uống đến vệ sinh lồng, chuồng…
Xin được lưu ý quí vị là chim không biết nói, mà chỉ có khả năng nhớ dai và lặp lại nguyên văn lời nói của chủ nuôi. Thậm chí, nếu người dạy là phụ nừ hay trẻ con thì giọng của chim sẽ êm ái, nhẹ nhàng, nếu người dạy là ông già thì giọng nó sẽ khản đục ồm ồm khó nghe. Vi vậy, khi dạy chim nói ta nên phát âm vừa chậm rãi vừa nhẹ nhàng và nói cho rõ tiếng. Nên chịu khó kiên nhẫn lặp đi lặp lại một câu ngắn độ vài ba âm trong nhiều lần liên tiếp, trong nhiều ngày liên tiếp, cho đến khi chim lặp lại y được câu nói đó thì dạy qua câu khác.
Kinh nghiệm cho thấy những giọng nói to và lạ (người lạ) sẽ giúp chim bắt chước mau hơn. Chẳng hạn chim dễ dàng lặp lại những câu rao hàng của người bán hàng rong đi qua nhà một cách tài tình và mau mắn. Nghĩa là không cần tập luyện nhiều lần mà chim vẫn có khả năng nhớ rõ được! Anh bán kẹo kéo, chị bán bánh mì mỗi ngày chỉ qua lại trước nhà đôi lần, thế nhưng những lời rao hàng quá to của họ đã tác động mạnh vào trí nhớ của chim, giúp chúng lặp y lại như khuôn đúc. Chủ chim nào lại dạy cho chim chửi thề, nói tục, thế mà hầu hết chim nói tiêng người đều vướng phải những câu nói khó nghe này, do chúng bắt chước tiếng gây gỗ chửi bới của trể con hàng xóm…
Những thập niên đầu thế kỷ này, ở nước ngoài, người ta đã tập cho chim hót và nói bằng băng cassette. Tập theo cách này có điều lợi là ít tôn công, lại tập được nhiều con trong một lúc.
Và trong sách Nghệ Thuật Nuôi Chim Hót Chim Cảnh xuất bản trước đây, chúng tôi cũng đề cập rõ đến việc này, và qua số thư gửi về nhà xuất bản, độc giả cũng cho biết cách tập luyện đó đâ đem lại kết quả vô cùng tốt đẹp.
Trong nhà có một vài con chim biết nói cũng tạo nên niềm vui lớn cho mọi người.
Tập luyện một con chim rừng biết nói là chuyện tốn nhiều công sức, nhưng kết quả đem lại giúp ta mãn nguyện gấp nhiều lần.