33 mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp đi đầu xu hướng

Thiết kế phòng bếp nhà ống như thế nào để phù hợp nhất với đặc trưng của nhà ống, đảm bảo công năng và tính thẩm mỹ? Những tư vấn được đúc rút từ những kinh nghiệm thực tế của Flexfit dưới đây chắc chắn sẽ rất có ích cho bạn. Cùng tham khảo nhé!

Xem thêm:

  • 25 mẫu thiết kế phòng bếp nhỏ đơn giản và 7 lưu ý cần biết
  • 20 mẫu thiết kế phòng bếp thông minh xu hướng 2022

Đặc điểm nội thất phòng bếp nhà ống

Để thiết kế phòng bếp hợp lý cho nhà ống, bạn cần lưu ý đến các nội thất sử dụng để không chiếm dụng không gian vốn hạn hẹp, cụ thể:

  • Nên sử dụng tủ bếp kiểu chữ I hoặc chữ L: Do đặc trưng của nhà ống là diện tích nhỏ hẹp nên những mẫu tủ bếp chữ i nhỏ gọn hay thiết kế tủ bếp chữ L tận dụng không gian góc là lựa chọn lý tưởng nhất. Bạn có thể tối ưu diện tích phòng bằng cách chỉ sử dụng tủ bếp dưới hoặc tủ bếp trên tùy theo nhu cầu và ý đồ bài trí.
  • Ưu tiên tủ bếp sử dụng phụ kiện thông minh: Những phụ kiện tủ bếp thông minh như: tay nâng với cánh trên, kệ góc xử lý góc chết… sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng, đồng thời tiết kiệm không gian hiệu quả.
  • Cách đặt và kiểu dáng bàn ăn: Nên chọn vị trí thuận tiện nhất, tuy nhiên cần tránh đặt ở những vị trí như đối diện cửa ra vào, đối diện bàn thờ, gần nhà vệ sinh hay đặt dưới dầm nhà. Bạn nên ưu tiên chọn những mẫu bàn hình tròn, elip hoặc hình vuông có thiết kế đơn giản. Những bàn ăn có cạnh sắc nhọn bạn nên tránh vì không tốt theo phong thủy.

Mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp theo diện tích

Phòng bếp nhà ống 3m

Phòng bếp nhà ống 4m

Phòng bếp cho nhà ống 5m

Mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống theo không gian

Thiết kế không gian phòng bếp nhà ống liền phòng khách

Thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống sẽ mang lại không gian sinh hoạt rộng rãi. Ngoài ra thiết kế thông minh này tiết kiệm diện tích của những căn nhà có diện tích vừa phải. Thiết kế này không chỉ mang đến sự tiện nghi mà còn tạo cảm giác rộng rãi tiết kiệm tối đa diện tích cho căn nhà.

Thiết kế không gian phòng bếp nhà ống tích hợp phòng ăn

Thiết kế phòng bếp chung với phòng ăn là ý tưởng được nhiều gia đình lựa chọn cho ngôi nhà ống hẹp ngang của mình, bởi các ưu điểm:

  • Tối ưu không gian căn nhà đem lại sự thuận tiện cho các thành viên
  • Tiết kiệm đáng kể diện tích mang đến không gian thoáng đãng hơn cho căn nhà
  • Có thể sử dụng bàn đảo vừa tận dụng làm bàn ăn vừa tăng không gian lưu trữ

Dưới đây là một số mẫu bạn có thể tham khảo:

Thiết kế phòng bếp kết nối với không gian giếng trời

Không gian bếp trong nhà ống khá chật chội và bí bách bởi sẽ có rất ít cửa sổ hoặc không có cửa sổ cho căn bếp này. Vì vậy thiết kế phòng bếp kết nối với không gian giếng trời sẽ lấy được tối đa nguồn sáng tự nhiên. Điều này mang lại sự thông thoáng đồng thời hạn chế tối đa mùi thức ăn ám trong phòng.

Ngoài ra bạn cũng có thể tạo điểm nhấn và sự hứng khởi hơn mỗi khi vào bếp bằng một chậu cây cảnh hoặc một bình hoa nhiều màu sắc.

Một số mẫu thiết kế phòng bếp với không gian giếng trời mà bạn nên tham khảo:

Mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống đa dạng phong cách

Thiết kế phòng bếp nhà ống phong cách hiện đại

Nội thất phòng bếp nhà ống theo phong cách hiện đại sẽ được thiết kế phóng khoáng, sử dụng các đường nét thiết kế đơn giản và có một số đặc điểm nổi bật như:

  • Sử dụng màu sắc linh hoạt đa dạng.
  • Phòng bếp không gian mở, gần gũi với thiên nhiên.
  • Hệ thống thiết bị ánh sáng hiện đại.

Thiết kế phòng bếp nhà ống phong cách tối giản

Với những phòng bếp nhà ống có không gian, diện tích nhỏ hẹp thì phong cách tối giản là sự lựa chọn tối ưu. Một số đặc điểm nổi bật của phong cách thiết kế này:

  • Ánh sáng: Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
  • Nội thất: Ưu tiên sử dụng đồ nội thất được thiết kế đơn giản, nhiều tính năng.
  • Màu sắc: Tập trung vào các gam màu trung tính và đơn sắc và sử dụng tối đa 4 gam màu cơ bản.

Thiết kế phòng bếp nhà ống phong cách tân cổ điển

Phòng bếp nhà ống theo phong cách tân cổ điển được thiết kế tỉ mỉ, chi tiết từ các đường nét thiết kế cho đến các họa tiết trang trí tạo nên một không gian sang trọng, lộng lẫy.

Thiết kế phòng bếp nhà ống phong cách Bắc Âu

Thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp theo phong cách Bắc Âu là sự phối hợp hài hòa giữa yếu tố tự nhiên và tông màu tươi sáng như trắng xám để tạo điểm nhấn mang lại sự sang trọng cho không gian.

3 lưu ý thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp, hợp phong thủy

Hướng phòng bếp, màu sắc và nội thất nhà bếp là những những yếu tố quan trọng trong thiết kế phòng bếp nhà ống. Ngoài yêu cầu về thẩm mỹ thì hợp phong thủy cũng là điều mà nhiều gia chủ quan tâm.

Hướng phòng bếp

Hướng phòng bếp như thế nào được xem là hợp phong thủy là câu hỏi mà nhiều gia chủ quan tâm. Theo quan niệm của phong thủy thì hướng phòng bếp nhà ống phải chú ý các điểm sau:

  • Thiết kế khu bếp không nên nhìn thẳng ra cửa chính: Theo phong thủy, bếp thuộc hành Hỏa nếu bếp được thiết kế chính diện cửa chính sẽ khiến cho chủ nhân nóng nảy, khó kiểm soát hành động của mình, ảnh hưởng đến không khí gia đình.
  • Không đặt bếp ngược hướng cửa chính: Bởi khi nấu nướng khí nóng theo dòng đối lưu bay ra ngoài không gian phòng khách sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh khí của ngôi nhà.
  • Bếp không nên đặt đối diện khu vệ sinh: Để tránh bị ảnh hưởng bởi mùi tạp uế không tốt.
  • Thiết kế phòng bếp nhà ống xa phòng ngủ: Tránh bị ám mùi và hấp thụ nhiệt nóng từ bếp làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Màu sắc hợp phong thủy và hài hòa với không gian chung

Theo thuyết ngũ hành tương sinh thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Chính vì thế lựa chọn màu sắc cho thiết kế phòng bếp nhà ống nên chọn những gam màu vừa mang tính thẩm mỹ vừa mang lại may mắn cho gia chủ.

Có thể dựa trên các yếu tố sau để chọn màu cho không gian bếp:

  • Chọn màu sắc tương sinh, tương hợp với bản mệnh của gia chủ. (Ví dụ người mệnh Kim có màu sắc tương sinh là màu vàng vì Thổ sinh Kim, màu sắc tương hợp là màu trắng, xám…)
  • Lựa chọn màu sắc phải đảm bảo sự hài hòa với phong cách chung của không gian căn nhà nhằm mang lại tính thẩm mỹ, sự dễ chịu.

Ví dụ nếu màu sắc chủ đạo của căn nhà là gam màu tươi sáng như trắng, đỏ, cam… thì màu sắc của căn bếp nên chọn những màu có cùng tone màu. Phong cách Tone sur tone sẽ đem lại sự hài hòa và đẹp mắt cho tổng thể ngôi nhà của bạn.

Bố trí nội thất

Phòng bếp nhà ống thường được thiết kế tận dụng tối đa không gian. Nhưng khi bố trí, sắp xếp các món đồ nội thất cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bàn ăn: Tránh đặt bàn ăn đối diện bàn thờ, cửa ra vào, gần nhà vệ sinh hay dưới dầm nhà.
  • Bếp nấu và bồn rửa: Đặt cách nhau tối thiểu 60cm và tuyệt đối không để chậu và tủ lạnh quá gần hoặc đối diện bếp nấu,
  • Tủ lạnh: Không để tủ lạnh sát tường phía sau cách khoảng 10cm, hai bên hông là 2cm giúp tủ lạnh dễ dàng tản nhiệt, lưu thông không khí tăng tuổi thọ.

Hy vọng với những tư vấn và gợi ý mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích. Để có được không gian bếp phù hợp nhất với không gian, đảm bảo nhu cầu sử dụng và tính thẩm mỹ, hãy liên hệ với Flexfit nhận tư vấn chi tiết!

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 2 – CIC Tower – 219 Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Hotline: 1900 633 588 / 024 3904 6888
  • Fanpage: FLEXFIT – NỘI THẤT MAY ĐO THẾ HỆ MỚI
  • Hệ thống showroom: https://flexfit.vn/lien-he