Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực thi công điện là gì?

Chứng chỉ thi công điện chắc hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta, đặc biệt là những người hoạt động trong ngành xây dựng. Vậy các công ty điện xây lắp, thiết kế, giám sát, thi công công trình điện đường dây và trạm biến áp có cần chứng chỉ thi công điện? Hồ sơ, thủ tục để có được chứng chỉ này như thế nào? Viện Xây Dựng xin chia sẻ tới Quý bạn đọc bài viết quy định của pháp luật về chứng chỉ năng lực thi công điện dưới đây.

>>> Xem thêm:

Làm thế nào để biết chứng chỉ năng lực xây dựng giả?

Cấp chứng chỉ năng lực xây dựng Đà Nẵng uy tín nhanh chóng

chứng chỉ thi công điện
Chứng chỉ năng lực thi công điện

Chứng chỉ thi công điện là gì?

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là bản đánh giá năng lực ngắn của Bộ Xây dựng, Sở xây dựng về khả năng thi công xây dựng đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng.

Chứng chỉ thi công điện là chứng chỉ mà một đơn vị, tổ chức khi đủ điều kiện năng lực (thi công, thiết kế, giám sát, thi công, …) sẽ do Bộ xây dựng và Sở xây dựng xét duyệt cấp Giấy chứng nhận chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức sẽ được cấp một mã riêng biệt và duy nhất cho doanh nghiệp để thuận tiện cho việc quản lý, kiểm tra và giám sát.

Chứng chỉ thi công điện được quy định ở đâu?

  • Văn bản 03/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Điện lực.
  • Luật Xây Dựng số 50/2014/QH13.
  • Nghị định 100/2018/NĐ-CP ngày 16/07/2018 của Chính Phủ quy định về việc cấp chứng chỉ cho các cá nhân, tổ chức, công ty và doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức.
  • Nghị định 51/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện.
  • Nghị định 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng – bắt buộc hay không?

Điều 57 của Nghị định 100/2018/NĐ-CP và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

“1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:

  • Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
  • Lập quy hoạch xây dựng.
  • Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp; thiết kế cơ – điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  • Thi công xây dựng công trình.
  • Giám sát thi công xây dựng công trình.
  • Kiểm định xây dựng.
  • Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
  1. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực).
  2. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này.
  3. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm.
  4. Chứng chỉ năng lực có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu tại Phụ lục IX Nghị định 100/2018/NĐ-CP.
  5. Chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:

Nhóm thứ nhất: có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.

Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.

  1. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực; quản lý cấp mã số chứng chỉ năng lực; hướng dẫn về đánh giá cấp chứng chỉ năng lực; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình; tổ chức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ năng lực trực tuyến.”

Như vậy, quy định các tổ chức Việt Nam khi tham gia hoạt động xây dựng lĩnh vực cơ – điện công trình bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực. Bạn cần lưu ý chứng chỉ năng lực thi công điện không áp dụng với đối tượng là tổ chức nước ngoài.

Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực thi công điện?

Những điều kiện về cấp chứng chỉ năng lực thi cộng điện được quy định tại Điều 65 Nghị định 100/2018/NĐ-CP về điều kiện để tổ chức thi công công trình được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo từng hạng. Cụ thể:

  • Chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường theo từng hạng.
  • Cá nhân phụ trách thi công có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và có thời gian công tác phù hợp với từng trình độ.
  • Công nhân kỹ thuật triển khai thực hiện các công việc có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
  • Tổ chức, doanh nghiệp có khả năng huy động đủ số lượng trang thiết bị phục vụ quá trình thi công.
  • Đơn vị đã trực tiếp thi công hoạt động công việc thuộc hạng mục công trình liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận chứng chỉ năng lực thi công điện.

Để được cấp chứng chỉ năng lực thi công điện, các doanh nghiệp và tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như:

  • Đơn xin cấp chứng chỉ theo mẫu quy định tại nghị định 100/2018/NĐ-CP.
  • Đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập cơ quan tổ chức.
  • Tập tin chứa ảnh màu bản chính các loại giấy tờ như giấy phép kinh doanh nghiệp.
  • Tệp tin chụp từ bản gốc bản kê danh sách, kinh nghiệm kèm theo chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt theo mẫu.
  • Bản kê khai kinh nghiệm, máy móc của tổ chức.
  • Bản kê khai năng lực tài chính, hệ thống trang thiết bị.

Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực thi công điện tại Viện Xây dựng?

Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong tư vấn, đào tạo và cấp chứng chỉ năng lực thi công điện theo đúng quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, là địa chỉ tin cậy được nhiều học viên lựa chọn.

Với phương châm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, chúng tôi với đội ngũ nhân viên nắm rõ quy định pháp luật về yêu cầu chứng chỉ năng lực, làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, hết sức mình hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác là địa điểm tin cậy cho người lao động.

Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:

  • Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
  • Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
  • Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
  • Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
  • Tỷ lệ cấp chứng chỉ năng an toàn lao động thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.

Tóm lại, chứng chỉ năng lực thi công điện cũng là một dạng chứng chỉ năng lực xây dựng và phải thỏa mãn điều kiện chung của việc cấp chứng chỉ và điều kiện riêng biệt đối với lĩnh vực điện.

Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 – 0908.060.060.