Ở bài viết này, Thiết Kế NTX đã tổng hợp danh sách rất hay về đau dạ dày có uống được ngũ cốc không hay nhất được tổng hợp bởi Thiết Kế NTX, đừng quên chia sẻ bài viết thú vị này nhé!
Với người bị viêm loét dạ dày – tá tràng, Dinh dưỡng đúng cách cho người đau dạ dày và lựa chọn thức ăn phù hợp là vô cùng quan trọng. Việc này giúp dạ dày giảm tiết acid, bảo vệ niêm mạc đồng thời làm giảm áp lực hoạt động cho chức năng tiêu hóa ở dạ dày. Nhờ đó các vết viêm loét dạ dày – tá tràng mau chóng hồi phục.
1. Đau dạ dày không nên ăn gì?
– Thực phẩm có độ axit cao như: trái cây chua (chanh, cam, quýt), thực phẩm chua( dấm, mẻ), các loại nước ngọt, nước trái cây có ga, …
– Thực phẩm tạo hơi trong dạ dày như: giá đỗ, dưa cà muối, hẹ, hành, cần tây, …
– Thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày như: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè đặc, …
– Thức ăn làm tăng tiết acid như: nước sốt thịt – cá đậm đặc, lạp xường, xúc xích, món rán, …
– Thức ăn cứng, dai, gây cọ xát và hư hại niêm mạc dạ dày như: thịt nhiều gân, sụn, rau xơ già, củ – quả sống, …
2. Đau dạ dày nên ăn gì?
– Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày như: trứng, các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua), bánh ngọt, mật ong, chè nóng… làm đệm cho niêm mạc dạ dày, giảm kích thích.
– Thực phẩm giúp lành vết loét như: tôm, cá, bắp cải. Tôm, cá rất giàu canxi, protein và đặc biệt chứa nhiều kẽm – các chất cần thiết để lành vết loét. Bắp cải có vitamin U giúp nhanh chóng lành vết loét.
– Thức ăn giảm tiết acid như: cơm, xôi, bánh mỳ, bánh chưng, cháo, khoai luộc, thịt – cá hấp, luộc, om….tránh kích thích dạ dày tiết acid.
– Người đau dạ dày mạn tính thường thiếu vitamin, các khoáng chất do khả năng tiêu hóa và hấp thu kém, cần bổ sung thêm các loại vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magiê có nhiều trong ngũ cốc, hoa quả , rau củ màu đỏ, xanh đậm.
3. Ăn đúng cách cho người đau dạ dày
– Đồ ăn thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm làm giảm áp lực hoạt động cho chức năng tiêu hóa ở dạ dày. Luộc, hấp, om thức ăn giúp người đau dạu dày dễ tiêu hóa, hấp thu hơn các món xào, rán.
– Ăn chậm nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết của nước bọt giúp trung hòa tính axít trong dạ dày. Tránh ăn một lần quá no khiến dạ dày căng cứng, tiết nhiều acid. Chia các bữa ăn làm nhiều lần trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa acid.
– Không ăn thức ăn khô, không nên ăn cơm chan canh để tránh nhai không kỹ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
– Dùng thức ăn ấm trong khoảng 40-50 độ C giúp dễ tiêu hóa, hấp thu. Đồ ăn lạnh hoặc quá nóng làm dạ dày co bóp mạnh hơn.
– Sau ăn không nên lao động, chạy nhảy ngay.
Chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với pháp đồ trị đau dạ dày hiệu quả chẳng những giúp người bị viêm loét dạ dày – tá tràng mau chóng khỏi bệnh mà còn ngăn ngừa tái phát một cách lâu dài.
4. Dinh dưỡng cho người đau dạ dày
Theo ThS.BS Lê Thị Hải, Giám đốc trung tâm dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, có thể nhịn ăn trong vòng 24 – 48 giờ đối với trường hợp viêm dạ dày cấp tính vì cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương.
Dạ dày là bộ phận quan trọng nhất trong bộ máy tiêu hoá, có hình dáng giống một cái túi để đựng thức ăn, có lỗ mở ở hai đầu, phần trên nối với thực quản gọi là tâm vị, phần dưới nối với ruột gọi là môn vị. Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. Cơ chế sinh bệnh viêm, loét dạ dày đều do axít làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất axít làm viêm, loét có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào.
Viêm dạ dày cấp tính thường do dùng thuốc giảm đau như Aspirin và các thuốc giảm đau chống viêm trong bệnh xương khớp. Ngoài thuốc còn do các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như: rượu, càphê, ớt, tiêu… Thêm nữa, các yếu tố tâm lý căng thẳng, xúc động mạnh, lo âu… cũng làm thần kinh kích thích, dẫn tới tiết nhiều axít.
Trọng tâm của dinh dưỡng trong điều trị viêm, loét dạ dày là dùng những thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của axít tiết lên niêm mạc dạ dày. Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị. Dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng. Dùng thức ăn mềm, ít có tác dụng cơ giới. Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ. Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ, tăng cường luộc, hấp và hạn chế chiên, xào.
Thực phẩm nên ăn: cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng, khoai tây, khoai sọ (luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng xúp); thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát; đường, bánh, mứt, mật ong, kem, thạch, chè, nước lọc, nước khoáng…
XEM THÊM >> Radio “Nước uống tốt – Sức khỏe vàng” – Kỳ 3: Chế độ ăn uống cho bệnh dạ dày- VOH FM 99.9Mhz
Thực phẩm nên kiêng: các loại thực phẩm có độ axít cao; các loại quả chua (như chanh, cam, bưởi), cà muối, giấm, mẻ, tương ớt…; các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…); các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, càphê, trà…); các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc… Ngoài ra cũng không nên ăn các loại hoa quả (chuối tiêu, đu đủ, táo…) và các loại thức ăn chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích…); không ăn sữa chua, không uống các loại nước ngọt có gas.
CÓ THỂ BẠN MUỐN ĐỌC THÊM >> Người bị sỏi thận nên kiên ăn gì ?
Trường hợp viêm dạ dày cấp tính cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương. Vì vậy có thể nhịn ăn trong vòng 24 – 48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ làm kích thích tiết axít càng làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước. Sau thời gian nhịn ăn nên ăn xúp nấu với rau, thịt nghiền; uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng từ 1.200 – 1.300kcal. Mỗi lần ăn với số lượng ít và ăn nhiều lần, cách nhau một giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần như bình thường.
Nếu là viêm dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hoá hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn khi đó cần cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.
Tuỳ giai đoạn đau, cách ăn riêng
- Giai đoạn 1: Bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày, chỉ nên ăn sữa, cứ 1 – 2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần khoảng 1/3 – 1/2 ly (khoảng 100ml). Tổng năng lượng chỉ cần 1.200kcal. Sau từ 2 – 3 ngày, nếu dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa để tăng năng lượng.
- Giai đoạn 2: Khi dạ dày hết đau thì ăn những đồ mềm nhuyễn như cháo, xúp… mỗi lần 100ml sau đó tăng dần, nên ăn sáu bữa/ngày. Sau đó ăn các loại thức ăn khác như: cơm nếp, bánh mì, bánh quy; thịt, cá nghiền nát. Khi ăn nhai kỹ để thức ăn thấm nước bọt trước khi nuốt.
- Giai đoạn 3: Vẫn tiếp tục ăn từ 5 – 6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ cho đến khi cơn đau dứt hẳn.