Chảy máu chân răng khi mang thai có sao không? Mẹo điều trị và

Bài này Thiết Kế NTX sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Bà bầu bị chảy máu chân răng hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

Có một thai kỳ khỏe mạnh là mong muốn của bất kỳ mẹ bầu nào. Vậy phải làm sao nếu mẹ gặp phải tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai? Liệu có bầu mà bị chảy máu chân răng có sao không? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết này nhé!

1/ Vì sao chảy máu chân răng khi mang thai?

Chảy máu chân răng là tình trạng máu chảy ở lợi bao quanh răng, gây ra sự tổn thương mô mềm, nếu không ngăn chặn kịp thời có thể khiến chảy máu chân răng không ngừng. Kể đến các nguyên nhân vì sao bầu bị chảy máu chân răng, có thể bao gồm:

  • Sự thay đổi nội tiết tố của mẹ bầu: Thời điểm mang bầu, người phụ nữ có sự thay đổi lớn hormone trong cơ thể là estrogen và progesterone. Lượng tăng đột biến của 2 loại hormone này khiến cơ thể nhạy cảm hơn và khiến các vi khuẩn gây viêm nướu phát triển mạnh hơn, dẫn tới mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng viêm nướu mà biểu hiện thường gặp là đau răng, chảy máu chân răng khi chải răng;
  • Khi mang thai, cơ địa thân nhiệt mẹ bầu tăng cao hơn cơ thể bình thường, dễ gây nhiệt, và sức bền mao mạch giảm do trọng lượng cơ thể tăng cũng là một trong những nguyên nhân có thể làm chảy máu chân răng;
  • Sự thiếu hụt canxi: Quá trình mang thai thường khiến mẹ bầu thiếu hụt một lượng canxi lớn, làm tăng nguy cơ đau răng, sâu răng và chảy máu chân răng. Lý do là bởi sự thiếu hụt canxi khiến răng trở nên xốp hơn, dễ dẫn đến các bệnh răng miệng;
  • Chế độ ăn thay đổi: Với một số mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén, chế độ ăn uống thất thường, thèm ngọt, nguy cơ sâu răng và chảy máu chân răng khi mang thai cũng có thể xảy ra do sự tăng đột ngột của glucose trong khoang miệng.
Đọc thêm:  Gợi ý 10+ bản cứng là gì hay nhất đừng bỏ lỡ

Ngoài ra, tình trạng chảy máu chân răng ở bà bầu cũng có thể phản ánh các bệnh về răng miệng như bệnh viêm nha chu, viêm nướu, u nhú thai nghén, khô răng, mòn răng…

2/ Chảy máu chân răng khi mang thai có sao không?

Chảy máu chân răng khi mang thai có sao không? Có bầu mà bị chảy máu chân răng có sao không? Dường như là lo lắng của rất nhiều mẹ bầu, tuy nhiên, mẹ bầu hãy yên tâm vì chảy máu chân răng khi mang thai hoàn toàn có thể điều trị và phòng tránh tốt ngay cả khi đang mang bầu. Chảy máu chân răng khi mang bầu cũng không phải vấn đề quá nghiêm trọng ảnh hưởng tới thai nhi.

Với các dạng viêm lợi, nướu nhẹ: Đây là bệnh lý răng miệng khá phổ biến ở phụ nữ khi mang thai. Theo Baby Center, khoảng 60% đến 75% phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng nướu bị sưng, đỏ và chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Đa số các trường hợp là dạng viêm nướu nhẹ, có thể điều trị được và không ảnh hưởng đến thai nhi.

Với các trường hợp nặng hơn như viêm nha chu, u nhú thai nghén, sâu răng,… mẹ bầu nên đến thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả và kịp thời..

Bên cạnh đó, các vấn đề về nướu răng gặp phải trong khi mang thai có thể hồi phục và quay trở về bình thường sau thai kỳ. Do đó, lời khuyên tốt nhất là khi gặp phải tình trạng chảy máu chân răng khi có bầu, mẹ đừng ngần ngại đến khám nha khoa để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn điều trị kịp thời và hiệu quả.

3/ Chảy máu nướu răng thường gặp ở giai đoạn nào của thai kỳ?

Chảy máu chân răng có thể gặp ở tuần thứ 15 của thai kỳ, với độ nhạy cảm của nướu đạt đỉnh điểm do sự tăng đỉnh điểm của nội tiết tố. Nếu mẹ bầu từng mắc bệnh nướu răng trước đó, có thể tình trạng bệnh lý sẽ còn nghiêm trọng hơn.

Đọc thêm:  Windows không chấp nhận SMBus Controller

4/ Chảy máu chân răng có phải dấu hiệu mang thai?

Ở một số người không bị mắc các bệnh về răng miệng trước đó, chảy máu nướu răng có thể là một dấu hiệu sớm của việc mang thai, xảy ra vào khoảng 3 tháng đầu của giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, dấu hiệu này chưa khẳng định chắc chắn 100% phụ nữ có mang thai hay không. Lời khuyên là mẹ bầu nên thử thai bằng các biện pháp khác như dùng que thai hoặc đi khám bác sĩ để chắc chắn và giữ vệ sinh răng miệng thật tốt.

►Tham khảo các sản phẩm chăm sóc răng miệng:

  • Tăm nha khoa Nhật Bản
  • Nước súc miệng Valentine (Chai 500ml) Thái Dương
  • Nước muối sinh lý 0.9% Vinamask

5/ Điều trị và phòng ngừa chảy máu chân răng khi mang thai

5.1. Thực hành thói quen vệ sinh răng miệng tốt

Không chỉ với mẹ bầu mà với người bình thường, thực hành thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng tốt là yếu tố thiết yếu để bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng. Các biện pháp có thể bao gồm:

  • Chải kỹ răng nhưng nhẹ nhàng ít nhất hai lần một ngày (sau bữa sáng và sau bữa tối trước khi đi ngủ), sử dụng bàn chải có độ lớn và độ mềm phù hợp với khoang miệng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để có thể loại bỏ nốt những mảng bám sót lại phía sâu trong kẽ răng, nơi bàn chải đánh răng không thể chạm tới;
  • Cân nhắc sử dụng nước súc miệng không chứa chất fluoride, không chứa cồn vì mẹ bầu thường khá nhạy cảm với hóa chất;
  • Hạn chế tiêu thụ đường tối đa, vì đường có thể làm tăng hình thành mảng bám và số lượng vi khuẩn trong miệng gây sâu răng;

5.2. Kiểm tra răng miệng với nha sĩ

Ngoài thực hành thói quen chăm sóc răng miệng tốt, thăm khám nha khoa khoảng 3 tháng 1 lần trong suốt thai kỳ là cách tốt để phòng ngừa viêm nướu và các bệnh về răng miệng. Bác sĩ nha khoa hoặc nha sĩ có thể giúp làm sạch răng bạn khỏi những mảng bám mà nếu đánh răng không sẽ không loại bỏ hết được. Hãy chia sẻ với bác sĩ về tình trạng mang thai của bạn.

Đọc thêm:  Note ngay 20+ sinh năm 1954 tuổi gì bạn nên biết

5.3. Dinh dưỡng giàu vitamin C, K, giảm chất béo

Để phòng tránh bệnh chảy máu răng, mẹ bầu cũng nên chú chế độ dinh dưỡng hợp lý. Những vitamin hàng đầu tốt cho răng miệng là vitamin C, K, …dễ tìm thấy trong các loại hoa quả họ cam quýt, bưởi, cải xoong, bông cải xanh, măng tây, đỗ xanh … Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ vì chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

5.4. Tránh xa khói thuốc lá

Khi mang thai, mẹ bầu nên tuyệt đối tránh xa những nơi chứa khói thuốc vì không chỉ ảnh hưởng tới răng miệng và sức khỏe của mẹ, thuốc lá còn đặc biệt không tốt cho sức khỏe thai nhi. Trong khói thuốc có chứa các thành phần kích thích sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, dễ khiến mẹ bầu mắc các bệnh về răng miệng, ố vàng, mảng bám, các bệnh về lợi.

5.5. Lựa chọn các sản phẩm bảo vệ răng lợi phù hợp

Cơ thể phụ nữ khi mang bầu thường nhạy cảm với các loại hóa chất, do đó, khi lựa chọn kem đánh răng cần hết sức chú ý tới thành phần. Mẹ nên sử dụng các loại kem đánh răng dược liệu với các thành phần từ tự nhiên như vỏ quả cau, keo ong, đinh hương, cam thảo, bạc hà… giúp bảo vệ răng lợi chắc khỏe từ bên trong, phòng ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh lý về răng miệng và chảy máu chân răng.

Đứng đầu trong top những sản phẩm kem đánh răng dược liệu, Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu là sản phẩm tin dùng của nhiều mẹ bầu. Với thành phần chiết xuất từ thảo dược gồm có hoa hòe, vỏ cau, một dược, cam thảo, bạc hà, đinh hương …với công thức tinh hoa y học cổ truyền được sản xuất theo công nghệ hiện đại, Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu đảm bảo:

  • An toàn tuyệt đối với mẹ bầu và phụ nữ đang cho con bú;
  • Cải thiện và phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý chảy máu chân răng, viêm lợi, nhiệt miệng;
  • Hương thơm từ thiên nhiên, dễ chịu, chiều lòng được cả những mẹ bầu “nhạy cảm nhất”;
  • Đem lại hiệu quả rõ ràng sau vài lần sử dụng.

Chảy máu chân răng khi mang thai có sao không? Mẹo điều trị và phòng tránh-8

Gặp phải tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai chắc chắn không phải là điều mẹ bầu mong muốn. Tuy nhiên, cũng đừng quá lo lắng và hoảng sợ vì tình trạng này có thể giải quyết một cách triệt để. Nếu mẹ bầu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quá trình mang thai, chăm sóc răng miệng khi mang thai, đừng ngần ngại chia sẻ với Dược sĩ Omi Pharma qua số 08 6868 0303 hoặc email [email protected].

Recommended For You